Chè Tân Cương Thái Nguyên nổi tiếng gần xa bởi hương vị đậm đà, sâu lắng đốn tim người thưởng thức.
Không chỉ là một món đồ uống đơn thuần mà chè Thái còn được biết đến với nhiều công dụng hữu ích trong việc làm đẹp và chữa bệnh rất hiệu quả.
Chè Tân Cương Thái Nguyên đậm đà thuần khiết
Vùng chè thuộc xã Tân Cương – Thái Nguyên là vùng chè nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Nhắc đế chè Tân Cương là người ta nghĩ ngay đến một ấm chè với vị đậm đà, chát dịu nhẹ, hương cốm ngầy ngậy, cùng màu nước xanh trong hấp dẫn.
Mảnh đất Tân Cương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè phát triển. Cùng với đó là sự cần mẫn, chăm chỉ “một nắng hai sương” của những con người nơi đây mà Tân Cương được “bao bọc” bởi một màu xanh thăm thẳm, bát ngát.
Khi thực khách thưởng thức những li trà Tân Cương bạn sẽ cảm nhận được hết sự tinh túy, thuần khiết của đất trời; sự kết hợp đầy đủ, nhuần nhuyễn giữa thiên nhiên và con người tinh tế vô cùng.
Nguồn gốc cây chè Tân Cương Thái Nguyên
Xa xưa Tân Cương vốn là một vùng đất có nhiều đồi núi hoang sơ không người ở. Sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1919, có một nhóm lính Việt mãn hạn phục vụ quân đội trở về từ Pháp và được Nhà Nước bảo hộ Pháp cho phép lên Tân Cương lập đồn điền để khai thác đất đai hoang. Cho đến năm 1921, Tân Cương bắt đầu có vài chục nóc nhà, trong đó có những ông đồ như cụ đồ Hai, cụ đồ Nhĩ. Các cụ là những nhà nho nên đã kết bạn được với ông Nghè Tuân là Tuần Phủ, người đứng đầu một tỉnh.
Vì Tân Cương nằm biệt lập với các vùng khác và với bản tính độc lập không muốn lệ thuộc nên người dân Tân Cương xin với ông Nghè cho lập ra một xã riêng ( là xã Tân Cương hiện nay). Được ông Nghè chuẩn y, cho tiến hành các thủ tục thành lập xã mới, lấy tên là Tân Cương.
Sau khi Tân Cương được thành lập, ngày 10-2-1922 nhân dân Tân Cương đã mời cụ Nghè Sổ về cắm hướng đình và đình được khởi công xây dựng và đã hoàn thành sau hơn một năm. Người dân Tân Cương đã suy tôn ông Nghè Sổ làm thành hoàng làng và thờ sống để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc với cụ.
Hồi ấy, Tân Cương còn nghèo đói lắm, dân chỉ biết trồng khoai sắn ăn qua ngày. Vì thương dân đói rét nên ông Nghè Sổ đã bàn với dân Tân Cương đem giống Chè về trồng may ra có thể thay đổi cuộc sống. Nghe theo lời của ông Nghè, ông Đội Năm là tiên chỉ đầu tiên của xã Tân Cương cùng với một số trai tráng đã lặn lội lên tận Phú Thọ để xin giống Chè.
Và rồi…
Chè đến với Tân Cương như là một “cái duyên trời định” và cũng không phụ công trồng xới vun vén, chăm lo của bàn tay người dân Tân Cương mà Tân Cương chẳng mấy chốc đã phủ một màu xanh mướt của Chè, đẹp và lên thơ đến thế.
Cứ thế Chè Tân Cương lừng danh cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau “hương thơm” vẫn còn đó…
“Thái Nguyên xanh mát nương Chè
Chè xanh xứ Thái đậm đà ngát hương.
Bà con một nắng, hai sương
Nụ cười chíu nắng bên nương dưới đồi ‘’
Năm 1925, ông Đội Năm đã dựng xưởng chế biến Chè và đặt địa chỉ giao dịch ở một số tỉnh thuộc 3 kỳ trong nước. Chè của cụ nổi tiếng đến mức năm 1935, mang đi thi tại đấu xảo Hà Nội và đoạt giải nhất. Các thương gia của Ấn Độ hàng năm đều nhập của cụ hàng chục tấn trà. Với công lao to lớn của cụ mà dân làng Tân Cương đã tôn sùng ông Đội Năm là “ông tổ trà”.